vanhoatuoitre

thế giới kiến thức, kết nối bạn bè, liên kết bạn bè, khắp nơi trên Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] Đi bộ xuyên Việt vì môi trường Fri Aug 05, 2011 6:51 pm
[�] Những khách sạn độc nhất hành tinh Fri Aug 05, 2011 2:08 pm
[�] NHỮNG BÀI VĂN BẤT HỦ (phần 3) Fri Aug 05, 2011 2:01 pm
[�] Vi sinh vật vẫn tồn tại ở Nam Cực trong kỷ băng hà Fri Aug 05, 2011 1:45 pm
[�] Ngẫm về phim "Năm đại họa 2012" Fri Aug 05, 2011 1:41 pm
[�] Động đất ở Nhật và chuyện những người sống sót Fri Aug 05, 2011 1:39 pm
[�] "Người đào vàng" thầm lặng trong làng game Việt Fri Aug 05, 2011 1:26 pm
[�] Thành phố Nha Trang Mon Jul 18, 2011 2:40 pm
[�] Hà Tiên (thị xã) Mon Jul 18, 2011 2:33 pm
[�] Về miền tây Mon Jul 18, 2011 2:25 pm
[�] Cuộc sống tươi đẹp Mon Jul 18, 2011 11:05 am
[�] Chống biến đổi khí hậu - Hãy ăn chay trường và trồng thật nhiều cây Sat Jul 16, 2011 6:52 pm
[�] Biến đổi khí hậu Sat Jul 16, 2011 6:51 pm
[�] Thư gửi con yêu trước giờ thi Sat Jul 16, 2011 2:37 pm
[�] Giúp mạ non lên xanh Sat Jul 16, 2011 2:35 pm
[�] Hãy để tiền vào chỗ cũ! Sat Jul 16, 2011 2:34 pm
[�] Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo Sat Jul 16, 2011 9:10 am
[�] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 7/2011 Sat Jul 16, 2011 9:07 am
[�] Thiên văn học Sat Jul 16, 2011 9:05 am
[�] Đây là loạt Hình a7 pro của admin Sat Jul 16, 2011 8:59 am

Share | 
 

 SÁNG TỔ UYESHIBA

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 153
Join date : 09/07/2011

SÁNG TỔ UYESHIBA Empty
Bài gửiTiêu đề: SÁNG TỔ UYESHIBA   SÁNG TỔ UYESHIBA EmptyMon Jul 11, 2011 3:16 pm

SÁNG TỔ UYESHIBA Uyeshiba
GIẢ SỬ CÓ MỘT NGỌN NỨI CAO CHƯA AI CHINH PHỤC ĐƯỢC. MẶC DẦU RẤT NHIỀU NGƯỜI CỐ GẮNG LEO LÊN ĐỈNH, NHƯNG CHỈ CÓ MỘT SỐ ÍT ĐI ĐƯỢC NỬA ĐƯỜNG. MỘT SỐ MẤT MẠNG, NHƯNG PHẦN NHIỀU MAY MẮN TRỞ VỀ KHÔNG GẶP PHẢI TAI NẠN GÌ. SAU ĐÓ, ĐẾN LƯỢT MỘT SỐ NGƯỜI VỚI Ý CHÍ SẮT ĐÁ, CAN ĐẢM, QUYẾT TÂM VÀ SUY NGHĨ CHÍN CHẮN. VỚI TINH THẦN BẤT KHUẤT VÀ KIẾN THỨC SÂU RỘNG VỀ NGỌN NÚI CĂN CỨ TRÊN NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI ĐI TRƯỚC. KẾT CUỘC NGƯỜI ẤY LEO LÊN ĐẾN ĐỈNH BẰNG CỐ GẮNG TẬN LỰC CỦA MÌNH.


Người ấy bỏ cả đời mình để trèo cho được đến đỉnh núi. Rồi ông nhìn lại đằng sau, mở một con đường cho kẻ khác đi theo bằng cách cắm những cây trụ làm dấu sau những bước chân của mình. Ngày nay, ai cũng có thể leo lên ngọn núi đó, không sợ lạc đường mà vẫn có thể thưởng thức cái cảm giác rùng mình mà ông ta đã hưởng qua.
Nếu người mở đường không chỉ lối lên đỉng núi, người đi sau không những không thể trèo lên mà còn không thể xét đoán xem con đường mình đang đi là sai hay đúng. Đối với công trình của một người dẫn đạo như thế, ai mà chẳng có lòng biết ơn? Những người muốn hiểu biết cái định luật của Vũ trụ qua môn Hiệp khí đạo(Aikido) và áp dụng luật đó vào thực tế, đều cảm thấy lòng mình lâng lâng một niềm tri ân với những gì Tổ sư Uyeshiba đã thực hiện, và ghi khắc tên ông vào tâm khảm.

DÒNG DÕI HIỆP SĨ
Tổ sư Morihei Uyeshiba sinh ở Tanabe, thành phố cảng được trấn giữ nhờ tòa lâu đài của các quan tỉnh thuộc dòng họ Kii. Tỉnh này được đặt dưới quyền kiểm soát của Tướng quân Tokugawa. Ông Tokugawa thường trú ngụ nơi thành phố Wakayama, giao cho quan đầu tỉnh điều hành công việc trong thành phố ấy. Sau đó, dòng họ Kii nắm quyền cai trị thành phố Wakayama.
Ông nội của Tổ sư Morihei Uyeshiba là một samurai(hiệp sĩ) trong gia tộc họ Kii. Ông tên là Kichiemon.
Trong thời gian làm samurai trong gia tộc họ Kii, ông Kichiemon đã học được môn võ bí truyền Aioi-Ryu đặt căn bản trên các đòn thế của môn Kendo-Aiki-Tai-Jitsu. Môn võ này chỉ được ông thầy truyền lại cho môn đệ mà thôi, không có sách vở nào được phép viết ra và lưu truyền. Sự cấm đoán đó được áp dụng cho mọi gia tộc danh tiếng ở Nhật Bản, và đã giải thích tại sao vào thời kỳ ấy lại có quá nhiều chi phái như vậy.
Ông nội của Tổ sư Uyeshiba được trời phú cho một sức mạnh phi thường. Thêm vào đó, võ thuật đã làm cho ông trở nên một con người vô cùng lợi hại. Người con trai của ông, Yoruku Uyeshiba, có tài trí nên được học hỏi và trở thành chưởng môn của dòng họ Kii, và ông đã truyền dạy môn võ gia truyền Aioi-Ryu ấy.
Cũng như cha, ông mạnh như hổ rừng, chỉ dùng hai ngón tay út có thể xách nổi hai bao gạo, mỗi bao nặng gần một tạ.
Vào tháng 11 năm 1882 (năm mà Tổ sư Nhu đạo Jigoro Kano mở võ đường đầu tiên ở chùa Eisho-Ji), quí tử của ông ra đời, đặt tên là Morihei Uyeshiba, cái tên đó không đầy nửa thế kỷ sau đã vang lừng khắp thế giới.
Morihei thể chất rất yếu đuối, nhưng có lẽ vì thế mà trời đã đền bù cho một trí thông minh siêu tuyệt, và một trí nhớ lạ thường, làm thông cả kinh sử và toán pháp ngay từ thuở niên thiếu. Sức khỏe quá kém không cho phép cậu tiếp tục con đường học vấn. Để vượt trở ngại này, cậu quyết định luyện tập võ nghệ.
Bắt đầu, dưới sự chỉ dạy của thân phụ, cậu luyện tập môn Aioi-Ryu cho đến năm 15 tuổi. Đến ngày đó (1897), thân phụ cậu quyết định gởi cậu đến thủ giáo một người bạn ở Tokyo. Chưởng môn Torawa Tokusaburo (thuộc chi phái Kito-Ryu), một trong những võ sư Nhu thuật (Ju-jitsu) danh tiếng nhất thời bấy giờ.
Theo truyền thống ở Đông phương, khi muốn cho con mình học võ, cha mẹ thường gởi con đi xa gia đình, và để cho một người khác ngoài gia tộc dạy dỗ. Thực vậy, đứa trẻ sẽ phải chịu đựng gian lao, cực khổ, chịu đòn, thương tích, và nhờ đó tiến bộ mau chóng về thể chất cũng như tinh thần.
HỌC TRÒ XUẤT SẮC
Tổ sư Uyeshiba dùng khí để hóa giải một đoàn tấn công

Morihei Uyeshiba được võ sư Iso (phụ tá của vị chưởng môn) truyền dạy. Ý chí quyết tâm cầu học đã khiến cậu vượt được tất cả những cấp bậc khó nhất. Sau đó, chính võ sư Torawa Tokusaburo đảm nhiệm việc dạy dỗ cậu, điều đó đã khiến cậu tiến bộ mau chóng hơn nữa, đến nỗi vị chưởng môn phải viết thư gởi gắm người đồ đệ xuất sắc này đến Osaka thụ giáo một người bạn của ông, võ sư Nakai Masakatsu, đang truyền dạy môn Yagry-Ryu (một chi phái Nhu thuật đặc biệt, có dạy cả kiếm thuật).
Vì võ sư này rất nổi tiếng. Những chiến công rực rỡ của ông hồi ông còn là một samurai đã làm kinh ngạc mọi người. Với tầm vóc nhỏ bé (cao 1m55 nặng 50 ký) nhưng nhờ đức tự chủ và kỹ thuật cao, ông đã được mọi người thán phục. Ông rất nghiêm khác với chính mình và với học trò, bởi vậy khi dạy dỗ đã đạt được,nhiều kết quả khả quan. Sư khô khan khi ông phát biểu cách suy tưởng và sự thẳng thắn khi trả lời các câu hỏi đã không luôn luôn làm vừa ý các võ sư khác, cũng như các gia đình tram anh thế phiệt.
Tuy nhiên, võ đường của ông rất nổi tiếng bởi vì ở đây, bộ luật Võ sĩ đạo được áp dụng một cách triệt để.
Danh tiếng của võ sư Nakai càng ngày càng vang rộng vì sự nghiêm khắc của ông khi truyền dạy, đến nỗi các võ sư khác đã đến thăm ông và lưu lại tập luyện ở võ đường ông trong một thời gian. Trong số các vị võ sư đó có chưởng môn Yokoyama Chubei thuộc chi phái Nagirata, võ sư Handa chi phái Daito-Ryu Ju-jitsu đã đến đó truyền dạy môn võ của mình và được võ sư Nakai ưng thận.
ĐẴNG CẤP CAO NHẤT
Bởi thế, võ đường này dần dần trở thành một Viện võ đạo, nổi danh trong nước thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Morihei Uyeshiba theo học vị võ sư danh tiếng này ròng rã suốt 10 năm trời. Có lẽ anh còn học mãi nếu chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) không xảy ra. Anh từ giã thầy cùng các bạn lên đường ra chiến trận. Sai khi chiến tranh kết liễu, các sĩ quan mời anh ở lại quân đội, nhưng anh khéo léo khước từ vì cho rằng làm bổn phận công dân là một chuyện, mà ưa thích chiến tranh là một chuyện khác. Vốn tính hiếu hòa và say mê võ thuật, sau khi được giải ngũ, Uyeshiba tức tốc trở về võ đường thầy học cũ để kết thúc công trình luyện tập môn Yagry-Ryu.
Sau đó, anh được thầy ban cho cấp bậc Menkyo (8,9 hoặc 10 đẳng). Với cấp bật này, vị chưởng môn đã ban cho môn đệ tước vị võ sư để truyền dạy môn võ, và trở thành người đại diện của ông để ban các đẳng cấp cho các môn đệ sau này.
Cấp bật Menkyo rất khó đạt đến, nhất là đối với chi phái Yagyu-Ryu lại càng gay go hơn, vì võ sư Nakai rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ cũng như ban đẳng cấp. Truyền thống võ đạo Nhật Bản không chấp nhận học trò xin thầy ban đẳng cấp, mà chính vị chưởng môn tự ý quyết định ban cho khi nào người học trò xứng đáng mang đẳng cấp ấy.
Tháng 4-1909, võ sư Morihei Uyeshiba đi Hokkaido làm đốc công điều khiển 300 công nhân và gia đình họ, khai phá vùng đất xưa nay gần như bỏ hoan này.
Đời sống khổ cực ở đây đã giúp cho ông khôi phục hoàn toàn sức khỏe của mình. Khí hậu khắc nghiệt lên xuống bất thường (20 độ âm vào mùa đông, 40 dộ dương vào mùa hè), cộng thêm sự tập luyện hết sức chuyên cần cùng với 8 môn đệ trẻ tuổi thâu nhận ngay tại chỗ, đã tôi luyện cho thể chất và tinh thần vị võ sư trẻ càng ngày càng trở nên sắt thép.

THẦY MỚI
Vào năm 1910, võ sư Morihei Uyeshiba, trong một chuyến du hành đến Enkalu, một thành phố nhỏ trên đảo Hokkaido, gặp chưởng mon Sogaku Takeda trong lữ quán Hisada, nơi vị chưởng môn vào trọ. Với 60 tuổi đời, vị võ sư khả kính ấy không thâu nhận đồ đệ nữa để truyền dạy môn Daitoryu-Aiki-Ju-jitsu, một môn võ rất nổi danh ở Nhật thời bấy giờ. Vị võ sư này khó khăn đến nỗi các môn đệ muốn được thâu nhận phại ở lại làm gia nhân tại nhà ông để ông xem xét coi người ấy có thật tâm cầu học hay không. Nếu ông còn nghi ngờ thành tâm của người xin học, lập tức người ấy bị đuổi ngay.
Nhưng cuộc hội kiến đầu tiên giữa võ sư Kakeda và Morihei Uyeshiba lại kết thúc một cách bất ngờ, vị chưởng môn đề nghị Morihei Uyeshiba đến học môn Daito-Ryu. Vị sáng tổ tương lai của môn Aikido sau này thành kính chấp nhận.
Môn võ này, bắt nguồn từ gia tộc họ Genji (bởi thế đã trải qua hàng ngàn năm kinh nghiệm) và được luôn luôn cải tiến. Võ sư Takeda sinh ở Aizu (khoảng 300km về phía bắc Tokyo, hạt Furuchima) năm 1830. Thành phố Aizu nổi tiếng là thành phố võ sĩ đạo, bởi các samurai ở phía bắc rất trung thành với các lãnh chúa của họ.
Sau cuộc hội kiến, Morihei Uyeshiba về ở nhà thầy, lo lắng cho thầy và gia quyến của ông tất cả những gì cần thiết. Uyeshiba vừa làm việc nơi nông trại, vừa học võ với thầy, học hết những gì mình thích, kể cả những đòn bí hiểm của thầy. Tháng 3 năm 1915, Uyeshiba được thầy ban cho cấp bật Menkyo-Kaiden (10 đẳng trở lên). Với tước vị này, võ sư Uyeshiba có quyền quyết định tất cả tương lai cho môn Daito-Ryu một khi vị chưởng môn Takeda khuất núi.

THAO THỨC
Áp dụng những nguyên lý trong môn võ của vị chưởng môn Takeda cho tất cả các môn võ khác ở Nhật Bản vào thời đại ấy, chẳng hạn môn Kito-Ryu (Ju-jitsu), Shinkage-Ryu (Kendo và Ju-jitsu), Hozoin-Ryu (Lao), Takenouchi-Ryu (môn Ju-jitsu đặc biệt), Tenshi-Ryu (môn Kendo kết hợp với môn Jo-jitsu và Tai-jitsu), v.v…Võ sư Morihei Uyeshiba đã miệt mài nghiên cứu cho đến năm 1920 tất cả các ngành võ ấy, và môn nào cũng đạt đến cấp bậc Menkyo-Kaiden cả.
Ông cũng học tập cả tôn giáo và học triết. Ông học Thiền (Zen) dưới sự chỉ điểm của thiền sư Mitsujo Fujimoto ở trường Phật học Shingon tại Jzo Ji. Ít năm sau (1918-1926), ông say mê học tập với phái Omoto-Kyo do thượng tọa Wantsaburo Deguchi thành lập. Ông cũng tham gia tích cực vào hoạt động truyền đạo ở Triều Tiên, Trung Hoa và Mãn Châu. Ngoài Phật giáo ra, ông nghiên cứu cả Thần đạo (Shinto), Không giáo, Đạo giáo…
Rồi vẫn tiếp tục cuộc hành trình tìm thầy học võ với một cây kiếm gỗ, ông lang thang khắp nước Nhật. Nếu ông tìm thấy một người giỏi hơn ông, ông lưu lại làm học trò và tập luyện, cho đến khi ông đã học hết những gì có thể học được ở người võ sư ấy, rồi lại lên đường. Ông trở thành người giỏi võ nhất nước Nhật. Thật thế, không còn ai thắng được ông nữa.
Năm 1925, ông 33 tuổi, khi gần đạt được mục đích của đời mình, một mối nghi ngờ càng ngày càng lớn mạnh trong tâm hồn ông, không chỉ nghi ngờ về các môn võ thuật chiến đấu cá nhân, mà về tất cả các ngành chiến đấu nói chung.
Quật ngã họ xuống, đánh gục kẻ khác, chiến đấu và đàn áp họ nhưng để làm gì vậy? Ông tự hỏi như thế. Nếu đó là tất cả ý nghĩa của võ thuật, thì đâu là giá trị của nó?
Thắng, có nghĩa là một ngày nào đó ta sẽ thua, kể chiến thắng ngay hôm nay sẽ là kẻ chiến bại ngày mai.
Về thể chất, bạn rất khỏe trong thời xuân trẻ, nhưng sức lực của bạn sẽ héo tàn cùng với tuổi tác, và một người trẻ hơn sẽ áp đảo được bạn. Ngày nay, bạn đang tuổi thanh xuân, có thể khoái chí vì cái cảm giác đã đàn áp được người khác, nhưng chắc chắn sẽ có lúc chính bạn là người bị đàn áp. Bởi kẻ khác thua, bạn thắng. Những cuộc chiến thắng như thế đều có tính cách tương đối. Ở trên đời có thể nào có một cuộc chiến thắng tuyệt đối hay không?
Mặc dầu bạn chiến thắng, nhưng điều ấy mang lại những gì cho bạn? Dưới con mắt vũ trụ, thắng hay bại ở trần gian này không có nghĩa lý gì cả, chỉ như thủy triều lên xuống trên bờ cát mà thôi. Đem cả cuộc đời cố gắn của mình hiến dâng cho một việc như thế há chẳng phải là phí cả tâm huyết hay sao?
Bạn có thể khuất phục kẻ khác, nhưng có thể bạn không kiểm soát được lý trí của mình. Nếu bạn không thể kiểm soát được lý trí của bạn, thì sự chiến thắng kẻ khác sẽ không mang lại hạnh phúc cho bạn. Tính kiêu hùng của bạn có thể được thỏa mãn, nhưng điều ấy có lợi gì cho cả nhân loại?
Một khi mối nghi ngờ đã phát triển, nó kéo theo bao mối ngờ vực khác, và cuối cùng nghi ngờ tất cả mọi sự việc. Võ sư Uyeshiba, một khi đã bắt tay vào việc gỉ, thì để cả tâm hồn vào việc đó cho đến khi xong việc. Vào giai đoạn này, ông bỏ võ thuật qua một bên, và để cả tâm huyết vào việc giải quyết những mối nghi ngờ làm cho ông không nguôi thao thức.
Ông tìm đến những chùa chiền nỗi tiếng nhất,, và nghiên cứu triết lý. Ông tìm nơi tĩnh mịt để suy tư, ông ngồi dưới thác nước giá buốt để khai mở “huệ nhãn”. Quyết tâm giải quyết cho được vấn nan5cua3 mình, ông sống một cuộc đời vô cùng khổ hạnh. Một mình trên núi, khoa cây kiếm gỗ, ông chìm đắm trong câu hỏi “ võ thuật là gì ? “

PHÚT MẶC KHẢISau mấy năm suy tư và lê gót khắp nơi, một ngày kia từ một ngọn núi đi xuống, vào trong một căn lều, ông xối nước lên mình và nhìn lên bầu trời xanh thẳm. Bỗng nhiên ngay lúc ấy, ông cảm thấy trong mình khác lạ. Sảng khoái – nước trong mắt lăn xuống má, trong một cảm giác biết ơn trời đất. Trong một giây, ông trực nhận được chân lý. Ông thấy mình trở thành một với vũ trụ.
“ Hãy tìm – và anh sẽ thấy “. Ông đã miệt mài tìm kếm chân lý, và đã gắn sức tìm câu trả lời cho vấn nạn đã đặt ra và Trời đã muốn rằng ông tìm thấy nó.
Cuối cùng, bằng cả tâm hồn và thể chất, ông nhận được cái đại chân lý của vũ trụ. Lúc này, ông từ bỏ cái bản ngã nhỏ bé của mình và lấy tinh lý của vũ trụ làm tinh thần cho mình.
Điều đó có thể gọi là mặc khải của trời đất, ngộ được chân lý tuyệt đối, như trong thiền học đã gọi. Sau biến cố đó Võ sư Uyeshiba đã giảng cho các môn đệ:
“ …Nguyên lý căn bản của võ thuật là tình yêu Trời đất và vũ trụ. Kể từ lúc ấy thầy cảm thấy rằng, cả trời đất là nhà của thầy. Địa vị, tiếng tăm danh vọng, của cải, ý muốn trở nên uy vũ hơn kẻ khác, tất cả không còn một chút hấp lực nào đối với thầy, tất cả đều đã biến mất.
Võ thuật không lien quan gì đến sức mạnh vũ phu, dung để đánh gục địch thủ, cũng như những khí giới lợi hại đưa thế giới đến chỗ tiêu diệt. Những ngành võ thuật chân thật, không đấu tranh, điều hòa khí lực của vũ trụ, gìn giữ hòa bình cho thế giới, sinh sản và đưa vạn vật đến chỗ trưởng thành.
Bởi thế, tập luyện võ nghệ không phải là tập luyện với mục đích tiên khởi đánh bại kẻ khác, nhưng là thực hành long yêu mến Trời đất trong chính bản than ta”.


MÔN VÕ DỊU DÀNG
Từ đó Võ sư Uyeshiba dốc toàn lực truyền bá ý hướng cao cả ấy. Ông nhận thấy, không thể phát hiện một ý hướng như vậy, về tinh thần cũng như thể chất, bằng các môn võ hiện có thời bấy giờ. Muốn phát huy cái tinh lý của Trời đất cần phải có một ngành võ thuật mới. Bởi thế các ngành võ thuật mà Võ sư Uyeshiba đã tinh luyện trước kia dần dần biến đổi, để cuối cùng tiến hóa thành một sang tạo mới. Đó là môn Aikido (Hiệp khí đạo).
Những môn võ dữ dội và ghê gớm đã tập ngày trước, những môn võ chà nát tất cả trở nên dịu dàng, hòa hợp, nhẹ nhàng như ôm ấp mọi vật. Tổ sư Uyeshiba di chuyển trông đẹp như đang biểu diễn một vũ điệu Nhật Bản, như thể ông quên hẳn sự có mặt của địch thủ. Với một thân thể mảnh mai( cao 1m55 nặng không đầy 50kg), ông đã quật ngã trong một giây đồng hồ mấy võ sĩ dung mãnh, và các người bị bay bỗng đó không hiểu bị đánh bằng cách nào. Mỗi một động tác của ông, hòa hợp với luật Vũ trụ và sức mạnh của địch thủ nhảy tới ông nhất quyết sẽ trả lại làm hại chính người đó.
Năm 1927, võ đường của ông dời đến thành phố quốc tế Tokyo. Các sĩ quan của Nhật hoàng Isamu, Takeshita, Sankichi, Takahashi, Hidesuke, Yamamoto, và biết bao vị khác đã đến thụ giáo ông. Những người xuất than từ các gia đình danh gia vọng tộc như Sameshima và Matsudaira cũng là đồ đệ của ông. Đến vị tổ sư nhu đạo, tức giáo sư Jigoro Kano cũng phải gởi các môn đệ cao cấp của mình đến thụ giáo Uyeshiba như: Nagaoka (10 đẳng), Tomiki (8 đẳng), Takeda (6 đẳng)… Những môn đệ này dĩ nhiên vì khán phục tài nghệ vô song của ông về võ thuật mà tìm đến, nhưng ngoài ra họ còn bị lôi cuốn vì đời sống nội tâm phong phú và cá tính đặc biệt của ông nữa.
Ông hăng say dạy dỗ cho tới khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Cuộc chiến tranh quái ác này lấy hết của võ đường ông những môn sinh xuất sắc đầy hứa hẹn nhất. Tổ sư Uyeshiba rời võ đường của mình, dựng một căn lều trên dãy núi ở hạt Ibaraji và trở lại làm ruộng. Sau đó ròng rã trong mười hai năm trời, ông miệt mài trau luyện tinh thần.

Trong thời gian này, Tổ sư không thu nhận bất cứ một môn sinh nào mới, chỉ đem theo một số học trò củ đã nặng tình quyến luyến cùng ông. Trong số này, có ông Tohei là người học trò đã dám thử sức với thầy ngay trong cuộc găp gỡ đầu tiên.
Sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1945, tất cả các ngành võ thuật ở Nhật bản đều bị cấm chỉ. Võ đường của tổ sư vẫn tiếp tục đóng cửa. Tổ sư về ở ẩn tại Iwama, thong dong lưu lại trong núi để tập luyện, tổ sư thấy nền luân lý hậu chiến của dân chúng suy đồi quá mức, và rất nhiều thanh niên đã đi lạc hướng. Tổ sư vô cùng đau xót vì điều đó. Nhiều người trước kia tự phụ rằng dân tộc mình cao quí hơn cả, nay đều mất hết tin tưởng sau khi dất nước họ bị thất trận nặng nề. Họ từ chối tất cả giá trị tinh thần.
Tổ sư Uyeshiba tin rằng đã đến lúc cần truyền bá môn Aikido cho quần chúng để họ nhận thức được cái ích dụng của tinh thần và vật chất, cho họ hiểu cái nguyên lí của vũ trụ, và một lần nữa cho họ tìm lại được niềm tin, Tổ sư gọi các môn đệ củ đến và khởi sự truyền dạy.
Năm 1954, cuộc biểu diễn Hiệp khí đạo đầu tiên sau ngày chiến tranh kết thúc được tổ chức tại Tokyo. Võ sư Koichi Tohci đại diện Tổ sư Uyeshiba. 15.000 người đã đến xem cuộc biểu diễn đó.
Ngày nay ở nhật già trẻ lớn bé đều ngày đêm đến võ đường để tập luyện Aikido. Aikido lai lan rộng đến Hoa Kỳ, Pháp, Ấn Độ, Miến Điện, Hạ Uy Di, Phi Luật Tân, Việt Nam, … Nghĩa là hầu hết các nước trên thế giới.
Tình yêu vũ trụ và đường lối hòa bình ngày nay đã được tất cả mọi người ở khắp nơi lãnh hội, và có thể nói rằng cái ước vọng hằng ấp ủ lâu ngày của tổ sư Uyeshiba là đóng góp, dù chỉ một phần rất nhỏ, vào sự thái bình của nhân loại, đã được thực hiện.
Năm 1960 ông được chánh phủ Nhật trao tặng huy chương danh dự với giải lụa tím(một danh dự dành cho người nào đã có công đóng góp vượt bậc vào kho tang văn hóa, mỹ thuật, sang chế, những công trình sáng tạo v.v…)
Cho đến cuối đời, Tổ sư uyeshiba vẫn chưa tỏ ra suy giảm về sức mạnh tinh thần cũng như vật chất. Chưa có người nào đã quật ngã được ông. Tuy thế, lúc nào ông cũng khiêm tốn và luôn luôn dặn các môn đệ than yêu của mình: “vũ trụ sâu rộng vô cùng; càng đi, các con càng thấy bao la trước mặt. Aikido như một con đường vô tận, hòa hợp cùng vũ trụ. Thấy chỉ mới đi được bước đầu trong môn Aikido mà thôi, và thấy vẫn còn luyện tập, Thấy sẽ tiếp tục như vậy mãi trong suốt quãng đời còn lại, và sự lưu truyền môn Aikido như một si sản cho các thế hệ mai sau…”.
Về Đầu Trang Go down
https://vanhoatuoitre.forum-viet.com
 

SÁNG TỔ UYESHIBA

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Cố Tỏ Sư, Sáng Tổ, Võ Sư Nguyễn LỘc Môn Phái VoViNam Việt Võ Đạo
» Đại võ sư chưởng môn Lê Sáng Mộn Phái Vovinam - Việt Võ Đạo
» Tình Thương, Giàu Sang và Thành Đạt
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
vanhoatuoitre :: Chuyên mục: tìm hiểu về những người có công trong lịch sử và nổi tiếng trên thế giới :: tìm hiểu về những võ sư – thần thoại võ thuật-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất