Tháng 7, tháng bước vào thời kì mưa nhiều ở Miền Nam.
Tháng bảy lại đến với những cơn mưa ngâu rả rích, nhưng đôi khi sau những cơn mưa bầu trời đêm trong vắt đến lạ kì để cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của Dòng Sông Ngân nơi có câu chuyện buồn về Ngư Lang Chức Nữ, nơi có ông Thần Nông đang tát nước trên cánh đồng cổ tích.
Ảnh chụp dải Ngân Hà (Phương Loan - HAAC)
Nếu bạn sống ở miền quê, thì vào những đêm hè này bầu trời đêm đang dâng tặng cho bạn một trong những kì quan đẹp nhất của nó, đó là dải Ngân Hà. Khi trời vừa tối hẳn hãy nhìn về phía đông để thấy dải Ngân Hà như một đám mây mờ màu bạc vắt ngang bầu trời từ Tây Nam sang Đông Bắc. Dòng Ngân Hà không thể nào nhìn được từ các thành phố do bị ô nhiễm ánh sáng, bụi và khói, nhưng khi về những vùng quê yên tĩnh, bạn sẽ ngay lập tức phát hiện ra Thiên hà MilkyWay, nơi Mặt trời trú ngụ. Nhìn dải Ngân hà sẽ giống như là một vệt sáng mờ ảo, hơi ma quái. Nhìn từ những địa điểm thực sự tối, dòng Ngân hà hiện lên với đẩy vẻ huy hoàng của mình., thậm chí những phần sáng nhất của MilkyWay có thể chiếu ánh sáng tạo thành những vệt bóng mờ trên mặt đất nữa kia. Nhìn bằng mắt thường, trông Dải Ngân hà có vẻ rất phức tạp, nhưng khi nhìn qua ống nhòm, ta có cảm giác nhìn vào các đường vân của một phiến đá cẩm thạch, với chi chít các sao nhỏ.
Trong dân gian Việt Nam chúng ta gọi kì quan của bầu trời này là Ngân Hà có nghĩa là Con Sông Bạc. Ở phương tây và trong thiên văn học nó có tên gọi là Milky Way – Con đường Sữa. Theo thần thoại Hi Lap. Thần Zeus muốn đứa con rơi của mình là Hec-quyn có được sức mạnh của các vị thần nên đã cho Hecquyn bú trộm vợ mình là nữ thần Hera. Khi Hera chợt tỉnh giấc đã giằng mạnh Hecquyn ra khỏi bầu ngực của mình, Những dòng sữa bắn ra của bà văng lên bầu trời tạo thành dải Milky Way – Con đường sữa.
Trước khi con người phát minh ra ống nhòm, bản chất cụ thể của Dải Ngân Hà vẫn là một điều huyền bí. Bây giờ chúng ta đã biết đó là tập hợp của rất nhiều tỷ các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta thiên hà Ngân Hà (Milkyway Galaxy)
Trung tâm của Thiên hà Ngân Hà nằm cách Mặt trời 26000 năm AS về phía các đám mây sao ở chòm Sagittarius – Cung Thủ.Ở phía đói diện là rìa của Ngân hà, cách chúng ta 20000 năm AS, đây là hướng của chòm Auriga- Ngự Phu và Taurus- Kim Ngưu. Hệ Mặt trời của Chúng ta đang nằm ở đầu một nhánh của Ngân hà có tên là cánh tay Orion, ở khoảng 2/3 khoảng cách từ rìa đền tâm Ngân Hà. Những dải sáng mà chúng ta nhìn thấy trong đêm hè này là một phần của những ngôi sao gần nhất nằm trên khoảng cách từ hệ Mặt trời tới Tâm Ngân hà. Mặt trời và những ngôi sao ở rìa dải Ngân hà quay xung quanh tâm Thiên hà với tốc độ khoảng 220 km/giây, và hết một vòng trong thời gian khoảng 225 triệu năm (Trái đất).
Trong dân gian Việt Nam, gắn liền với dải ngân hà là câu chuyện buồn của Ngưu Lang và Chức Nữ. Khi trời vừa tối, hãy nhìn về phía Đông bắc để tìm nàng Chức Nữ. Sao Chức Nữ - Vega ở bờ phía trên của dải Ngân Hà, chúng ta hãy đưa mắt về phía đông phía bờ bên kia dòng sông Ngân để tìm kiếm chàng Ngưu Lang – Sao Altair với 2 ngôi sao nhỏ là 2 đứa con kề bên. Theo truyền thuyết dân gian, Chức Nữ là con của Ngọc Hoàng đã đem lòng yêu chàng Ngư Lang chăn trâu nghèo khổ. Tình yêu không môn đăng hộ đối của 2 người bị Ngọc Hoàng ngăn cản và bắt phải chia lìa ở 2 bên dòng sông ngân. Mỗi năm chỉ được ngặp nhau một lần vào mùng 7/7 âm lịch trên chiếc cầu ô thước. Tháng 7, là lúc dải ngân hà, sao Ngưu Lang và Chức nữ bắt đầu thuận tiện để quan sát, ở Việt Nam Ngưu lang và Chức Nữ còn được gọi là vợ chồng Ngâu, có lẽ vì thế những cơn mưa trong tháng 7 còn gọi là mưa Ngâu, hay những giọt nước mắt nhớ thương nhau của 2 người. (Nhạc chuyện tình ngưu lang chức nữ từ “Ngày xưa.. không thấu trời già”)
Trong Thiên văn học Sao Chức nữ có tên gọi là Vega nằm trong chòm sao Thiên Cầm – Lyra mang hình ảnh cây đàn Lia. Các nhà thiên văn học chuyên nghiệp sử dụng sao Chức Nữ để xác định thang độ sáng tuyệt đối. Khi thang độ sáng được quy định thì giá trị cường độ sáng của sao Chức Nữ rất gần với 0. Vì thế độ sáng biểu kiến của Chức Nữ, theo định nghĩa, được chọn giá trị chuẩn bằng 0 trên mọi bước sóng. Sao Chức Nữ là chủ thể của nhiều cái 'đầu tiên' trong Thiên văn học; năm 1850 nó là ngôi sao đầu tiên được chụp ảnh, năm 1872 nó là ngôi sao đầu tiên có quang phổ được ghi lại.
Cùng với Sao Ngưu Lang Altair là sao sáng nhất trong chòm Đại Bàng- Aquila và Sao Deneb trong chòm Thiên Nga – Cynus, Sao Chức Nữ - Vega hợp thành 3 đỉnh của Tam Giác Sao Mùa Hè nổi tiếng.
Chòm sao Thiên Nga – Cynus còn được gọi là Thập Tự Phương Bắc, và cũng giống như chòm Thập tự phương Nam nó cũng có thể dùng để xác định phương hướng. Đường thẳng nối dài sao Gienah với sao sáng nhất trong chòm là Deneb sẽ hướng về hướng Bắc và giúp ta xác định được sao Bắc Cực – Polaris.
Hướng về phía bắc, lúc này cán của chiếc gàu bắc đẩu đã gần như dựng đứng, chúng ta lại một lần nữa thử xác định sao bắc cực và chòm sao Gấu nhỏ từ chiếc gàu này. (hình mình họa). Ngay bên trên của chòm sao Gấu Nhỏ lúc này là chòm Thiên Long đang cất cao chiếc đầu Rồng dũng mãnh. Phần đầu của chòm Thiên Long có dạng hình thang rất dễ nhận biết, Đặc biệt 2 sao của đầu rồng này hợp với một sao của chòm Hecquyn tạo thành một tam giác nhọn cân, điều này giúp bạn kiểm tra lại tứ giác bạn nhìn thấy có đúng không, và cũng có thể từ đây bạn lần tìm ra chòm Hecquyn hay ngược lại.
Do hiện tượng tiến động của Trục Trái Đất mà cách đây khoảng 5000 năm Sao Thuban trong chòm Draco ở gần vị trí của Sao Bắc Cực hiện nay, và khoảng 14000 năm tới sao Chức Nữ (Vega) sẽ trở thành sao bắc cực.
Quan sát các hành tinh
Sao Thổ là hành tinh thuận tiện cho quan sát nhất vào thời điểm này, khi xuất hiện trên bầu trời vào chập tối ở chòm sao Trinh Nữ, Virgo, với kính thiên văn loại nhỏ chúng ta đã có thể thấy được chiếc vành tuyệt đẹp của nó. Khi gần sáng chúng ta có thể quan sát được Sao Mộc và Sao Hỏa ở phía Đông trước khi mặt trời mọc vài tiếng. Để phân biệt hành tinh với các ngôi sao, chúng ta có thể dựa vào đặc tính các hành tinh hầu như không nhấp nháy nếu so với các ngôi sao xung quanh nó.
Quan sát các vật thể tối.
Cùng với sự xuất hiện của dải Ngân hà là rất nhiều các cụm sao, vật thể tối có thể quan sát được với ống nhòm và kính thiên văn nhỏ. Trở về chòm Bọ Cạp, một cụm sao cầu khá ấn tượng khi nhìn qua ống nhòm đó là M4 nằm bên phải ngôi sao Antares nổi tiếng. M4 được Philippe Loys de Chéseaux phát hiện năm 1746 và được Charles Messier lập danh lục năm 1764. Nó là cụm sao cầu đầu tiên mà các ngôi sao riêng lẻ được phân giải.
Ngay trên đỉnh của chiếc Ấm Trà về phía bên trái là một cụng sao cầu khác, M22, chỉ các trái Đất 10,000 ánh sáng với độ sáng biểu kiến +5 cụm sao cầu này có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở những nơi trời thật sự tối. Khi nhìn qua ống nhòm, nó hiện rõ như một đốm tròn mờ nhòe, với các kính thiên văn nhỏ có thể nhìn thấy rõ từng sao trong cụm sao cầu này.
Quan sát các hiện tượng thiên văn.
Vào cuối tháng 7, mưa sao băngSouth Delta Aquarids được dự báo sẽ đạt đỉnh điểm từ 28-30/7. Đây là một trận mưa sao băng có mật độ sao băng nhỏ dưới 20sao/h khi cực điểm ở các nơi có điều kiện quan sát lý tưởng. Thời gian quan sát tốt nhất sau nửa đêm vào các ngày từ 28-30/7, với tâm điểm sao băng gần chòm Bảo Bình – Aquarius. Với các trận mưa sao băng có mật độ nhỏ, thì việc quan sát ở các thành phố lớn hầu như không thể. Chúng ta có thể đón chờ 2 trận mưa sao băng lớn là Persieds vào tháng 8 và Geminds vào tháng 12 cuối năm nay.
Nguyễn Tuấn