vanhoatuoitre

thế giới kiến thức, kết nối bạn bè, liên kết bạn bè, khắp nơi trên Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] Đi bộ xuyên Việt vì môi trường Fri Aug 05, 2011 6:51 pm
[�] Những khách sạn độc nhất hành tinh Fri Aug 05, 2011 2:08 pm
[�] NHỮNG BÀI VĂN BẤT HỦ (phần 3) Fri Aug 05, 2011 2:01 pm
[�] Vi sinh vật vẫn tồn tại ở Nam Cực trong kỷ băng hà Fri Aug 05, 2011 1:45 pm
[�] Ngẫm về phim "Năm đại họa 2012" Fri Aug 05, 2011 1:41 pm
[�] Động đất ở Nhật và chuyện những người sống sót Fri Aug 05, 2011 1:39 pm
[�] "Người đào vàng" thầm lặng trong làng game Việt Fri Aug 05, 2011 1:26 pm
[�] Thành phố Nha Trang Mon Jul 18, 2011 2:40 pm
[�] Hà Tiên (thị xã) Mon Jul 18, 2011 2:33 pm
[�] Về miền tây Mon Jul 18, 2011 2:25 pm
[�] Cuộc sống tươi đẹp Mon Jul 18, 2011 11:05 am
[�] Chống biến đổi khí hậu - Hãy ăn chay trường và trồng thật nhiều cây Sat Jul 16, 2011 6:52 pm
[�] Biến đổi khí hậu Sat Jul 16, 2011 6:51 pm
[�] Thư gửi con yêu trước giờ thi Sat Jul 16, 2011 2:37 pm
[�] Giúp mạ non lên xanh Sat Jul 16, 2011 2:35 pm
[�] Hãy để tiền vào chỗ cũ! Sat Jul 16, 2011 2:34 pm
[�] Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo Sat Jul 16, 2011 9:10 am
[�] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 7/2011 Sat Jul 16, 2011 9:07 am
[�] Thiên văn học Sat Jul 16, 2011 9:05 am
[�] Đây là loạt Hình a7 pro của admin Sat Jul 16, 2011 8:59 am

Share | 
 

 Đức dũng và lòng nhân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 153
Join date : 09/07/2011

Đức dũng và lòng nhân  Empty
Bài gửiTiêu đề: Đức dũng và lòng nhân    Đức dũng và lòng nhân  EmptyMon Jul 11, 2011 4:14 pm

Trên phù hiệu môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo (VVN), chúng ta
thấy có hai hình biểu tượng, hình dáng giống nhau nhưng khác nhau về
màu sắc (xanh, đỏ) được trình bày với hai vị thế trái ngược, tượng
trưng cho hai nguyên lý Âm Dương. Hai hình biểu tượng này được bao
quanh bởi một vòng tròn (trắng), tượng trưng cho Đạo thể chỉ sự khắc
chế, điều hòa, bao dung, nên đã kết hợp với nhau thành một tổng thể hài
hoà.
DƯƠNG TỐ: Biểu tượng cho sự cứng mạnh – đức dũng cảm - bàn tay thép.
ÂM TỐ: Biểu tượng cho sự mềm dịu – lòng nhân – trái tim từ ái.
VÒNG ĐẠO THỂ: Biểu tượng cho sự khắc chế, điều hòa, bao dung – trí tuệ linh mẫn – điều hợp hai nguyên lý âm dương.
Trong nhiều giai đoạn, đức dũng và lòng nhân được diễn tả là hai khả
năng đối nghịch trong một tổng thể hài hòa có tác dụng tích cực để giải
quyết những vấn đề phát sinh từ cuộc sống.
Người học võ muốn đạt mức tinh diệu, phối hợp được Cương, Nhu (Âm,
Dương) phải rèn luyện và hàm dưỡng Tâm và Thân, cả võ thuật lẫn võ đạo.
Nếu chỉ có Dũng mà thiếu Nhân sẽ tàn bạo, độc ác. Nếu chỉ có Nhân mà
thiếu Dũng sẽ yếu hèn, nhu nhược. Do vậy, đức Dũng phải có lòng Nhân đi
cùng; Dũng và Nhân phải có Trí phối triển, điều hoà mới sinh tạo và
tưởng triển. Mọi mâu thuẫn trong tương lai sẽ được giải quyết theo
hướng xây dựng của Ta – Người cùng tồn tại.
Dũng cảm khác can đảm, người can đảm không sợ nguy hiểm, khi nộ khí
bốc lên có thể liều mạng sống, nhưng người dũng cảm khác hơn, phải có ý
thức để sự nóng giận đạt tới một mục đích nào đó có một tầm vóc nhất
định. Dũng cảm được phân thành hai cấp:
THƯỜNG DŨNG VÀ ĐẠI DŨNG
Trong đời sống chúng ta
thường gặp những hành động biểu lộ về đức dũng: Người chiến sĩ vượt qua
những trở ngại, thử thách cam go để hoàn thành nhiệm vụ, người con cố
gắng khắc phục mọi khó khăn để phụng dưỡng cha mẹ già yếu, bệnh hoạn;
người cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, vượt qua mọi cạm bẫy mua
chuộc để chu toàn trách vụ. Tất cả đều biểu hiện lòng can đảm, sức chịu
đựng, tận tuỵ với nghĩa vụ, được gọi là đức dũng. Nhưng dũng có hai mức
cao thấp khác nhau là Thường Dũng và Đại Dũng.
Thường dũng là dũng nhất thời được biểu hiện trong cử chỉ, thái độ
và hành động chống đối, không chịu khuất phục của con người khi gặp
những điều sai trái. Ơ những việc đơn giản, đức dũng dễ nhận thấy,
thường gặp trong đời sống, nên ta gọi Thường Dũng – cái “Dũng” bình
thường, thông thường dễ thấy, dễ nhận. Thường dũng là cái dũng do hoàn
cảnh tạo nên, do đởm lược coi nhẹ tử sinh, do trách nhiệm phải quên
mình để chu toàn trước mọi khó khăn, nguy hiểm, nhằm giải quyết những
sự việc khó khăn trước mắt và hữu hạn.
Đại dũng là cái dũng có tính cách lâu dài, xuyên suốt cả một đời,
biểu lộ qua sự chịu đựng, nhẫn nhịn để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn
với thái độ trầm lặng, với khả năng tự chế, tự thắng cao, nên lúc nào
cũng bình thản, ung dung, thông suốt, kiên nghị trong suốt đời người.
Có những việc lâu dài mà không ai thấy, có khi suốt cả một đời mới
chứng tỏ được là đại dũng. Ra quân chống quân Mông Cổ lần thứ hai với
quyết tâm phản công tiêu diệt quân thù, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
trỏ gươm xuống sông Hóa mà thề:” Không dẹp xong giặc quyết không trở về
khúc sông này nữa”, là biểu lộ Thường Dũng do tình thế bắt buộc. Nhưng
lúc nghe tin Thoát Hoan lại sắp đưa 300.000 quân Mông Cổ sang đánh lần
thứ ba, trong khi đất nước đã cạn kiệt vì bị giặc tàn phá, lực lượng bị
quá yếu kém, chưa kịp phục hồi. Ngài vẫn bình tĩnh, sáng suốt nhận
định, thảo hịch khích động toàn dân, thôi thúc tinh thần chiến đấu của
ba quân, họp hội nghị Diên Hồng với các bô lão, chỉnh đốn hàng ngũ với
chủ trương “Quân quí về tinh nhuệ, không quí ở nhiều” và tâu với vua
Trần Nhân Tôn khi bàn việc ngăn giặc “Năm nay đánh giặc dễ” để chứng tỏ
đức Đại Dũng của ngài.
Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải có hận riêng với nhau, nhưng trước
họa xâm lăng Mông Cổ, Trần Quốc Tuấn tới thăm gặp lúc Trần Quang Khải
đang tắm, đã kỳ lưng cho Trần Quang Khải và nói “ Bây giờ được hân hạnh
kỳ lưng cho Thừa tướng”. Trần Quang Khải vui đáp: “ Được Nguyên soái kỳ
lưng cho thật là vạn hạnh”. Hai ông được người hậu thế khen là những
người Đại Dũng.
Đức Đại Dũng có khi cả đời người mới biểu lộ được. Lê Lợi kháng
Minh năm năm đầu thất bại chạy dài, vợ con đều chết thảm, vẫn kiên trì
dũng cảm chiến đấu mãi. Sau đó, đổi chiến pháp “ Tránh chỗ địch mạnh,
đánh nơi địch yếu”, cũng phải năm năm sau mới chiến thắng hoàn toàn mới
chứng tỏ được là bậc Đại Dũng.
ĐỨC DŨNG QUA CÁC QUAN NIỆM TRIẾT HỌC
Đức Dũng
từ hình thái dễ thấy, dễ nhận đã triển khai tới mức tế vi hơn, sâu rộng
hơn. Khởi từ Thường Dũng vượt lên trở thành một thứ Đức Dũng “ siêu
khoáng”. Từ hành động, dũng đã bén rễ vào tư tưởng thông qua các quan
niệm triết học, trở thành cái dũng của thánh nhân, cái dũng của người
quân tử, cái dũng của người đại trượng phu…
+ Cái dũng của thánh nhân: Đấng Christ đem tính mạng mình chuộc tội
thế gian trên cây thánh giá, Đức Phật từ nhiều tiền kiếp hiến cả tay,
chân, tính mạng mình để cứu độ chúng sinh.
+ Cái dũng của người quân tử: Ăn không cầu no, ở không cầu yên, không cầu sống làm hại người, sẵn sàng tự giết để thành nhân.
+ Cái dũng của bậc đại trượng phu: Ở thì ở chỗ rộng lớn trong thiên
hạ, làm thì làm cái đạo lớn trong thiên hạ, không khuất phục trước uy
quyền, không đổi chí khi nghèo hèn, không phóng túng sa đọa khi giàu
sang.
ĐỨC DŨNG THEO QUAN NIỆM VIỆT VÕ ĐẠO
Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng khá sâu đậm tinh thần “ tam giáo đồng
lưu” ấy, cùng các tôn giáo lớn. Các tinh thần ấy thấm sâu vào nếp sống
văn hóa dân tộc, nhưng cũng được “dân tộc hóa” bằng những chọn lọc kỹ
lưỡng. Do vậy, đẳng cấp sĩ phu Việt Nam có học vị cao, vừa sùng đạo vừa
giỏi võ. Các dũng tướng Việt Nam có học vừa trị nước giỏi vừa sùng kính
thần thánh. Sự ngăn cách giữa các nhà tu với các văn quan, võ tướng bàn
bạc mơ hồ. Lý Thường Kiệt, Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang
Khải, Nguyễn Trãi, Hồ Quí Ly, Nguyễn Công Trứ…là những ví dụ điển hình
về “văn võ song toàn”.
Vậy trong đời sống hiện nay, môn sinh VVN chúng ta nên ứng dụng. Loại dũng nào? Thường Dũng hay Đại Dũng?
- Tùy trường hợp mà ứng dụng. Thường Dũng giúp chúng ta đương đầu
với hoàn cảnh để biểu lộ cái hùng khí của con nhà võ và giải quyết cấp
thời những khó khăn trở ngại. Hơn nữa, khi bực dọc mà không dám tỏ thái
độ, bị áp chế mà không có tinh thần đối kháng thì làm sao tâm hồn có
thể thảnh thơi? Điều quan trọng là phải tỏ thái độ chống đối theo chiều
huớng trầm tĩnh, ôn hòa, dẫn dụ thuyết phục để người phải thay đổi quan
điểm và cách đối xử.
Chúng ta cần Đại Dũng, vì Đại Dũng giúp chúng ta rèn luyện nghị lực,
tinh thần và đức độ đến mức dật lạc, siêu khoáng để có thể yên vui
trước mọi hoàn cảnh, thản nhiên trước mọi thành bại, vượt trên mọi ưu
tư hay thỏa mãn tự ái giai đoạn, ngõ hầu phải biết mình phải sống ra
sao, phải làm gì cho tương lai, cho đại nghĩa?
Tuy nhiên, cần phân
biệt những kẻ thoạt đầu tỏ vẻ ta đây có hoài bão lớn, theo đuổi sự
nghiệp phi thường, không quan tâm giải quyết những việc nhỏ nhặt thường
ngày, thiếu chuyên chất trong hành xử, khôn khéo né tránh mọi đụng
chạm, dù lớn hay nhỏ với bất cứ ai thì chỉ là kẻ thời cơ, cầu an vụ lợi.
Xuất phát điểm của Đại Dũng từ Thường Dũng. Do vậy, dù Đại Dũng hay
Thường Dũng cũng đều nảy sinh từ sự thực hiện những việc bình thường
tích lũy hằng ngày (như quyết tâm dậy sớm, từ bỏ nghiện nghập, chuyên
cần, nhẫn nhịn…). Không có quan niệm sống đứng đắn rõ rệt, thiếu chuyên
nhất, làm việc chóng chán hay thay đổi thì chỉ là kẻ đớn hèn, nhu
nhược, nói chi đến chuyện Thường Dũng hay Đại Dũng.
Bốn phẩm tính chủ chốt của tinh thần dũng cảm, người môn sinh VVN
phải trau dồi, tu tập, đó là: Tự chủ, tự thắng, cương trực, tận tụy với
nghĩa vụ.
1. Tự chủ: Con người là phần tử của gia đình, gắn
bó với cộng đồng dân tộc, và nhân loại. Trong sự hòa nhập chung sống
nếu không có đức tính tự chủ sẽ bị đồng hóa. Muốn có đức tính tự chủ,
chúng ta phải luôn tự chủ trước mọi biến động của ngoại cảnh, luôn
triển khai nội tâm, luyện ngũ quan cho thật bén nhạy. Sau hết, luyện
thân khí cho được ung dung, thanh thản, không cầu cạnh, ước ao gì cả.
2. Tự thắng: Mỗi người đều có một số ưu điểm và
nhược điểm. Trong lịch sử, chúng ta thấy có biết bao vua chúa, danh
tướng lẫy lừng một thời đã bị danh vọng, tiền tài, gái đẹp làm băng
hoại, tha hóa đi đến sụp đổ. Cụ thể trong hiện tại có nhiều chiến sĩ
yêu nước đã chiến thắng vẻ vang quân thù lại trở thành những kẻ tiêu
cực, tham ô nên đã thân bại danh liệt, chỉ vì họ không tự chế, tự thắng
được những nhược điểm trong con người của mình.
Muốn có đức tính tự thắng, chúng ta phải luôn kiên nhẫn nghe, từ
những điều chưa biết đến những điều đã biết, nghe cả những điều phải
lẫn những điều trái, để hiểu rõ nguyện vọng của người, để tập thói quen
tôn trọng và nghĩ tới người. Kiên nhẫn học hỏi mọi người, trong mọi
trường hợp, liên tục trong đời sống. Kiên nhẫn trong việc xử thế, là
gặp trường hợp bị đối xử bất công, thô vụng, lầm lẫn, chúng ta vẫn kiềm
chế được tính nóng nảy, hiếu thắng, vẫn ung dung nhu nhã với tinh thần
thông cảm hòa giải, không tức khí nổi quạu “ăn miếng trả miếng” tùy
hứng. Kiên nhẫn hành động sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở
ngại, thắng phục được những thất bại trên đường đời, nhất là khi mới
vào đời để đạt thành công cuối cùng.
3. Cương trực: Đây là đức tính của con nhà võ.
Nhưng chúng ta cần phải hiểu: Cương là cương quyết trong tinh thần, hòa
nhã ngoài thái độ. Trực là thẳng một cách tế nhị, chứ không là tính
cứng cỏi, thô lỗ của kẻ thất phu và sự ngay thẳng của người điên khùng.
Tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam có Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,…là những người cương trực dám nói, dám làm, dám
lãnh trách nhiệm về lời nói của mình.
Không có sự cương trực nào vững chắc bằng sự cương quyết trong tinh
thần. Khi tinh thần đã nhất quyết rồi thì thái độ phải tỏ ra ôn hòa,
nhu nhã. Chính thái độ ôn hòa nhu nhã đã nói lên sự quyết tâm đến cùng
cực. Người cương quyết phải là người có ý thức vững vàng rằng, mình nên
nghĩ gì, phải làm gì? Và đã quyết đoán là quyết tâm theo đuổi đến cùng.
Ngay thẳng là một đức tính được mọi người cảm mến, nhưng không đồng
nghĩa với chất phác “thẳng ruột ngựa”. Ngay thẳng cứng nhắc sẽ làm cho
mọi người phiền lòng, phật ý, và khiến mình luôn bị thua thiệt, thất
bại. Phải ngay thẳng một cách linh động, khéo léo, không bao giờ được
dối trá, nhưng cũng không nên thật thà lố bịch, nói hết những điều
không đáng nói, gây xáo trộn, thất vọng cho người. Đó là ngay thẳng một
cách tế nhị.
4. Tận tụy với nghĩa vụ: Với lý tưởng tập thể, với sứ vụ sư môn, Tổ
quốc và nhân loại, chúng ta phải hết lòng, tận dụng mọi khả năng thực
hiện nghĩa vụ bằng được, dù có hy sinh tính mạng, nhưng phải hy sinh
cho đúng chỗ, đúng lúc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Nếu ngoài
phạm vi trách nhiệm mà cứ nhắm mắt hy sinh thì chỉ là người bất trí,
thiếu sáng suốt, không thông đạt lý, không quán triệt công nghĩa khác
với tư ân tư lợi. Thí dụ: khi được người hiểu rõ khả năng của ta, tin
cẩn trọng dụng ta, và đó cũng là lợi ích chung cho mọi người thì ta đem
hết tâm lực ra làm việc, nếu đấy chỉ là âm mưu mua chuộc, trí trá bất
minh để dành thắng lợi riêng tư thì ta không thể tận tụy hy sinh mù
quáng được.
Tận tụy với nghĩa vụ giúp ta nâng cao phẩm cách, và trở thành con
người năng động, yêu người yêu việc, biết học tập để kiện toàn, có tinh
thần trách nhiệm cao.
Trau dồi được bốn đức tính trên, chắc chắn chúng ta sẽ tạo được
phong cách sống đặc thù cho mình, để trở thành hiệp sĩ thời đại, thể
hiện được tinh thần”Bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái”.
LÒNG NHÂN QUA CÁC ĐẠO GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG
“Nhân”theo
đạo giáo Đông Phương nói chung là lòng yêu thương con người, quan tâm
nghĩ tới người, giúp đỡ người khi gặp khó khăn, an ủi, cưu mang người
khi gặp hoạn nạn. Các từ ngữ: Bác ái, từ bi, vị tha, từ ái… thường được
sử dụng để biểu thị lòng nhân.
“Nhân” theo cổ thư trước hết là:
-Biết sống với người, vì người, cho người, luôn luôn nghĩ tới người,
hòa thuận với người, làm lợi ích cho người, quên mình vì công nghĩa.
Sống như vậy sẽ sáng suốt trong phán đoán và nhận định, cảm phục, lôi
cuốn được người cộng tác và tin tưởng nơi mình.
-Biết thích nghi với hoàn cảnh, thời thế, linh động uyển chuyển
trong sử xự, tháo vát lanh lợi trong công việc, tùy người tùy việc mà
kinh quyền biến hoá.
-Biết sống và làm việc theo cái lý đương nhiên, theo lẽ phải mà xử sự, không chủ quan đặt ý riêng của mình vào.
-Không nhất quyết là sự việc phải diễn biến như mình suy luận, tức
không độc đoán, bảo thủ hay nôn nóng, để sự việc được diễn tiến tự
nhiên, không định mức kết quả.
Như vậy, “Nhân” là cái tính có sẵn trong mỗi người như cái hạt, cái
mầm, cái cốt lõi để nuôi dưỡng, cái lẽ phải chung cho con người, khiến
cho con người đối xử với đồng loại như đối đãi với chính bản thân mình.
Để minh họa cho lập luận đó, người xưa nói: “Để thực hiện lòng nhân,
hàng ngày phải cung kính, chân thành, đối xử phải khoan hòa bao dung.
Làm việc phải thận trọng giữ chữ tín, giao thiệp phải trung thực, mau
mắn; trải rộng lòng ra với mọi người. Đó là: Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ.
Cung: Kính cẩn nghiêm trang thì người không loạn.
Khoan: Khoan hòa bao dung thì được người thân cận.
Tín: Giữ lời hứa sẽ được người tin cậy.
Mẫn: Nhậm lẹ, tháo vát thì việc mau thành.
Huệ: Trải rộng lòng thì người cảm phục và đủ để sử dụng, điều khiển người.
LÒNG NHÂN THEO QUAN NIỆM VIỆT VÕ ĐẠO
Tổng hợp các quan niệm “Nhân” của các đạo giáo Đông Phương, người
môn sinh VVN ý thức trách nhiệm của mình đối với bản thân,gia đình, dân
tộc và nhân loại, tích cực thực hiện ba phần nhiệm vụ: Sống, giúp người
sống, sống cho người khác.
+ Sống: Ở đây là Hướng Kỷ chứ không ích kỷ hay vị kỷ. Hướng kỷ là
phải bắt đầu từ mình, tự kiện toàn bản thân, trên ba phương diện tâm –
trí- thể để trở thành người hữu ích.
+ Giúp người khác sống: Tức Hướng Tha, nghĩ tới người khác, giúp họ
kiện toàn tấm thân để đạt nguyện vọng trở thành người hữu ích như mình.
+ Sống cho người khác: Tức Hướng Thượng, quan tâm tới đại nghĩa,
biết quên mình hy sinh cho đích sống cao đẹp, cho lý tưởng, phục vụ
công ích.
Như vậy, lòng nhân con người môn sinh VVN không vị kỷ cũng chẳng vị
tha, mà đồng thời cùng một lúc phải nghĩ tới cả ta lẫn người.
Chúng ta không tách bạch phân chia Ta – Người bởi biết rằng: Không
thể đơn độc làm việc công ích, phải hiệp lực cùng nhau làm việc lớn mới
thành và thực hiện từng bước một.
Trước hết, phải kiện toàn bản thân để có năng lực thực sự mới hướng
dẫn, giúp người cùng tiến bộ và cùng nhau hướng theo đại nghĩa, thực
hiện lý tưởng phục vụ công ích.
Bước 1: Kiện toàn bản thân là Hướng Kỷ.
Bước 2: Giúp người tiến bộ là Hướng Tha.
Bước 3: Đồng tâm hiệp lực thực hiện công ích là Hướng Thượng.
Như vậy, lòng nhân của người môn sinh VVN phải thể hiện tuần tự, từ
mình đến người, từ gia đình đến xã hội, từ người tốt đồng chí hướng đến
người sơ giao chưa biết gì về họ, nhưng đối đãi với tất cả đều bình
đẳng ngang hàng như chính bản thân mình chứ không phân chia giai cấp,
tôn giáo, dân tộc, dòng dõi. Nói một cách khác làbtùy người mà thể hiện
lòng nhân: Gần gũi thâm giao với người tốt, chân thành nêu gương cảm
hóa người chưa tốt thành người tốt chứ không kỳ thị xa lánh. Đôi khi
cần phải có thái độ cứng rắn răn đe, cảnh cáo để người thức tỉnh trở
lại đường ngay, chứ không thù hằn, cưỡng chế.
Lòng nhân của người môn sinh VVN còn thể hiện ở lòng yêu hòa bình,
làm tốt trách vụ kiến thiết đời sống, để ánh hào quang rực rỡ chan hòa
Chân – Thiện – Mỹ tỏa sáng khắp nơi.
Để thể hiện những điều trên, chúng ta cần áp dụng bốn nguyên tắc dưới đây:
1.YÊU NGƯỜI, NGHĨ TỚI NGƯỜI:
Muốn được người yêu và nghĩ tới mình, mình phải yêu người nghĩ tới
người trước. Phải tìm hiểu nguyện vọng của người cả về tinh thần lẫn
vật chất. Tất nhiên, chúng ta không phải là bậc thánh có phép màu đáp
ứng mọi khác vọng của, nhưng chúng ta có thể mang đến cho người niềm an
ủi chân thành, sự giúp đỡ thiết thực. Sự quan tâm an ủi, giúp đỡ sẽ
khích lệ người yêu đời, hăng say làm việc. Nhờ đó chúng ta cũng hưởng
vui lây.
2. NHẬN BIẾT ƯU ĐIỂM CỦA NGƯỜI:
Là người ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Nếu chỉ xóc mói đến cái
sai, cái xấu của người, thì cái sai, cái xấu sẽ xâm nhập vào chúng ta.
Trái lại, nếu nhận biết những ưu điểm của người, thì ưu điểm của chúng
ta nổi bật, và những ưu điểm đó sẽ sửa đổi những khuyết điểm của nơi
chúng ta.
3. HÃY ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHƯ MÌNH ƯỚC MONG ĐƯỢC NGƯỜI ĐỐI XỬ LẠI NHƯ THẾ:
Một nguyên tắc rất công bằng hợp lý, chúng ta phải luôn tâm niệm và
áp dụng trong đời sống, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp nhận được niềm thông
cảm chân thành và lòng yêu thương vô cùng tốt đẹp. Việc đời có đi có
lại: gieo nhân thì hái trái. Chúng ta độ lượng tận tâm với người thì
sẽ được người độ lượng tận tâm lại. Chính hành vi khả ái đó làm cho tâm
hồn chúng ta cởi mở, vui tươi và có tác dụng cảm hóa được lòng người.
4. LÒNG NHÂN LÀ NGUỒN VUI VÔ TẬN THỂ HIỆN GIÁ TRỊ CON NGƯỜI:
Người môn sinh VVN ăn ở thủy chung có lòng nhân với người, vì đó là
nguồn vui, là nghĩa sống làm người chứ không vì lời khen hay sự đền đáp
nhớ ơn. Chúng ta hành xử tốt, bởi chính điều đó làm đời sống có ý vị,
mọi người sống gần gũi, thương yêu nhau hơn. Chúng ta sống với sự thoải
mái của tâm hồn, với nguồn tin tưởng vô biên của lẽ sống, tràn ngập ánh
hào quang Chân – Thiện – Mỹ.
Tuy nhiên, tất cả những hành vi thể
hiện lòng nhân của người môn sinh VVN phải đặt dưới sự hướng dẫn của
trí tuệ để được đúng chỗ hợp thời, có lúc nên khoan, lúc nên mau, có
lúc cần tích cực chia sớt đau thương, tận tình giúp đỡ, có lúc phải bộc
trực cản ngăn, cảnh cáo để cảm hóa. Đó mới đúng là lòng nhân của người
môn sinh VVN có tác dụng tích cực kết hợp và hướng dẫn lẫn nhau, cùng
sống vui, yêu đời, xây dựng nền hòa bình vĩnh cửu trong tâm hồn, người
người nhìn chung một hướng.

Võ sư Chưởng môn Lê Sáng

Về Đầu Trang Go down
https://vanhoatuoitre.forum-viet.com
 

Đức dũng và lòng nhân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» 3 cách xin sđt của nàng ( pác nào áp dụng mà có tác dụng pụ là em ko chịu trách nhiệm đâu nhé )
»  Hướng dẫn sử dụng diễn đàn.
» Những dòng tin nhắn!
» Nhân loại và vấn đề môi trường sống
» Biến đổi khí hậu đe dọa cuộc sống nhân loại
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
vanhoatuoitre :: Thể Thao - Võ Thuật :: Các Môn Võ Thuật-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất