vanhoatuoitre

thế giới kiến thức, kết nối bạn bè, liên kết bạn bè, khắp nơi trên Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] Đi bộ xuyên Việt vì môi trường Fri Aug 05, 2011 6:51 pm
[�] Những khách sạn độc nhất hành tinh Fri Aug 05, 2011 2:08 pm
[�] NHỮNG BÀI VĂN BẤT HỦ (phần 3) Fri Aug 05, 2011 2:01 pm
[�] Vi sinh vật vẫn tồn tại ở Nam Cực trong kỷ băng hà Fri Aug 05, 2011 1:45 pm
[�] Ngẫm về phim "Năm đại họa 2012" Fri Aug 05, 2011 1:41 pm
[�] Động đất ở Nhật và chuyện những người sống sót Fri Aug 05, 2011 1:39 pm
[�] "Người đào vàng" thầm lặng trong làng game Việt Fri Aug 05, 2011 1:26 pm
[�] Thành phố Nha Trang Mon Jul 18, 2011 2:40 pm
[�] Hà Tiên (thị xã) Mon Jul 18, 2011 2:33 pm
[�] Về miền tây Mon Jul 18, 2011 2:25 pm
[�] Cuộc sống tươi đẹp Mon Jul 18, 2011 11:05 am
[�] Chống biến đổi khí hậu - Hãy ăn chay trường và trồng thật nhiều cây Sat Jul 16, 2011 6:52 pm
[�] Biến đổi khí hậu Sat Jul 16, 2011 6:51 pm
[�] Thư gửi con yêu trước giờ thi Sat Jul 16, 2011 2:37 pm
[�] Giúp mạ non lên xanh Sat Jul 16, 2011 2:35 pm
[�] Hãy để tiền vào chỗ cũ! Sat Jul 16, 2011 2:34 pm
[�] Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo Sat Jul 16, 2011 9:10 am
[�] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 7/2011 Sat Jul 16, 2011 9:07 am
[�] Thiên văn học Sat Jul 16, 2011 9:05 am
[�] Đây là loạt Hình a7 pro của admin Sat Jul 16, 2011 8:59 am

Share | 
 

 Văn Hóa Trung Hoa 1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 153
Join date : 09/07/2011

Văn Hóa Trung Hoa 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn Hóa Trung Hoa 1   Văn Hóa Trung Hoa 1 EmptyThu Jul 14, 2011 9:01 pm

VỀ SỐ PHẬN NHO GIÁO (PHẦN 2)
1. Tồn tại hay không tồn tại? Với Nho giáo, câu hỏi này được đặt ra cách nay hơn 1.000 năm, năm 213-212 TrCN. Lúc đó. Nho giáo phải chịu sự định đoạt nghiệt ngã về sự sống còn của mình trong chính sách " Phần thư khanh Nho" của Nhà Tần. Dù có những nghiên cứu vẫn bênh vực hay biện minh cho lý do ít nhiều xác đáng khiến Tần Thủy Hoàng "xuống tay" thì Nho giáo cũng vẫn phải ghi tên vào lịch sử như một thứ triết học - cai trị cần cảnh giác.
2. "Học thuyết ăn thịt người" là lời lên án không thể nặng hơn của Lỗ Tấn hồi đầu thế kỷ XX khi ông đánh thức văn hóa Trung Hoa về bộ mặt của Nho Giáo. Lúc đó, dưới ảnh hưởng của khắc nhất trong so sánh với văn hóa Phương Tây. Những níu kéo, cản trở của Nho giáo trong xã hội hiện đại được phân tích, phải nói là khó có thể sâu sắc hơn. Những tưởng nho giáo sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử, nhưng không.
3. Ở Trung Quốc đại lục, ngay trong cơ chế mệnh lệnh - hành chính. Khổng tử vẫn tồn tại như một thực thể chính trị đến mức bị đem ra phê phán cùng với lâm Bưu cuối những năm 60 ( thế kỷ XX) trong thời "Cách mạng văn hóa". Với sự kiện này, một lần nữa các di sản văn tự Nho giáo lại bị mất mát. Mộ khổng tử ở Khúc Phụ cũng suýt bị quật lên.
4. Nhưng ở các xã hội Nho giáo khác - Đài Loan và Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore, Nho giáo chẳng những không mất vị thế của mình trong những thập niên công nghiệp hóa, mà ngược lại còn được đánh giá là nhân tố văn hóa tích cực, góp phần làm nên những con hổ mới (NICs/NICs) ở đông á. Các giá trị cần cù, hiếu học, cộng đồng, trách nhiệm, gia đình...đã được nhiều học giả Đông Tây coi là những phẩm chất tốt đẹp mà các nước NICs biết kế thừa và duy trì truyền thống văn hóa Nho giáo.
Từ đây, xu hướng đánh giá tích cực, thậm chí đề cao Nho giáo lại được hồi phục bắt đều từ cuối những năm 80 (thế kỷ XX).
Với người Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng của Nho giáo vẫn còn gây nhiều tranh cãi, nhưng PGS. Phan Ngọc cũng đã có một nhận xét đáng chú ý:" Tâm thức là cái không cần học cũng biết. Việt kiều hầu như không biết gì tới Nho giáo, ngoài miệng đả kích Nho giáo kịch liệt, nhưng họ vẫn vươn lên từ những địa vị thấp kém nhất để trở thành người chủ kinh kế, khoa học kỹ thuật chính nhờ truyền thống ham học mà khổng tử đề xướng. Số ngoại kiều ở các nước hết sức đông đảo, nhưng ngoài các nước theo văn hóa này, chỉ thấy người Do Thái là sánh được với họ mà thôi.
5. Bước sang thế kỷ XXI, khi nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ngày một lớn mạnh, ở Trung Quốc đại lục, việc đề cao Khổng Tử và Nho học đột nhiên trở thành thời thượng. Các học giả phương Tây nhận thấy dường như Trung Quốc muốn lấp đầy những thiếu hụt và những khoảng trống về ý thức thế hệ. Có những nghiên cứu còn nói rằng Trung Quốc có ý đồ chuyển ý thức hệ Marx sang Khổng. Ở trong nước, Trung Quốc chủ trương xây dựng một " Xã hội hài hòa", đẩy mạnh tuyên truyền, giảng dạy và quảng bá các trước tác và các ấn phẩm bình luận về khổng tử...văn hóa tiêu dùng cũng đua nhau lạm dụng những biểu tượng Nho giáo. Ở nước ngoài, Trung Quốc xúc tiến xây dựng các " Học Viện Khổng Tử". Học Viện kiểu này được xây dựng đầu tiên tại Seoul vào năm 2004. Đến nay đã có hơn 80 trụ sở xuất hiện và hoạt động ở gần 40 quốc gia. Tại Việt Nam, tháng 4 năm 2009, Thủ tướng chính phủ cũng đã có chủ trương cho phép thí điểm thành lập một Học viện Khổng Tử tại Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
https://vanhoatuoitre.forum-viet.com
 

Văn Hóa Trung Hoa 1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
»  Đặc trưng kỹ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo
» Bài học từ các đập thủy điện của Trung Quốc - Đập Tam Hiệp
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
vanhoatuoitre :: Văn Hóa và Du Lịch :: Tìm Hiểu Về Văn Hóa Của Các Nước-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất