vanhoatuoitre

thế giới kiến thức, kết nối bạn bè, liên kết bạn bè, khắp nơi trên Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] Đi bộ xuyên Việt vì môi trường Fri Aug 05, 2011 6:51 pm
[�] Những khách sạn độc nhất hành tinh Fri Aug 05, 2011 2:08 pm
[�] NHỮNG BÀI VĂN BẤT HỦ (phần 3) Fri Aug 05, 2011 2:01 pm
[�] Vi sinh vật vẫn tồn tại ở Nam Cực trong kỷ băng hà Fri Aug 05, 2011 1:45 pm
[�] Ngẫm về phim "Năm đại họa 2012" Fri Aug 05, 2011 1:41 pm
[�] Động đất ở Nhật và chuyện những người sống sót Fri Aug 05, 2011 1:39 pm
[�] "Người đào vàng" thầm lặng trong làng game Việt Fri Aug 05, 2011 1:26 pm
[�] Thành phố Nha Trang Mon Jul 18, 2011 2:40 pm
[�] Hà Tiên (thị xã) Mon Jul 18, 2011 2:33 pm
[�] Về miền tây Mon Jul 18, 2011 2:25 pm
[�] Cuộc sống tươi đẹp Mon Jul 18, 2011 11:05 am
[�] Chống biến đổi khí hậu - Hãy ăn chay trường và trồng thật nhiều cây Sat Jul 16, 2011 6:52 pm
[�] Biến đổi khí hậu Sat Jul 16, 2011 6:51 pm
[�] Thư gửi con yêu trước giờ thi Sat Jul 16, 2011 2:37 pm
[�] Giúp mạ non lên xanh Sat Jul 16, 2011 2:35 pm
[�] Hãy để tiền vào chỗ cũ! Sat Jul 16, 2011 2:34 pm
[�] Thực hư việc thay đổi Cung Hoàng đạo Sat Jul 16, 2011 9:10 am
[�] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 7/2011 Sat Jul 16, 2011 9:07 am
[�] Thiên văn học Sat Jul 16, 2011 9:05 am
[�] Đây là loạt Hình a7 pro của admin Sat Jul 16, 2011 8:59 am

Share | 
 

 Huỳnh Văn Nghệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 153
Join date : 09/07/2011

Huỳnh Văn Nghệ Empty
Bài gửiTiêu đề: Huỳnh Văn Nghệ   Huỳnh Văn Nghệ EmptyMon Jul 11, 2011 2:35 pm

Huỳnh Văn Nghệ (1914 là một nhà hoạt động chính trị và là một chỉ huy quân sự Việt Nam, nổi tiếng về tài thi ca, có những câu thơ được nhiều người truyền tụng. Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vì những đóng góp trong thời kỳ chống Pháp và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Mục lục
[ẩn]

1 Thân thế
2 Bước đầu hoạt động cách mạng
3 Hoạt động quân sự
4 Chuyển sang ngạch dân sự
5 "Thi tướng"
6 Gia đình
7 Chú thích
8 Liên kết ngoài

[sửa] Thân thế

Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2 tháng 2 năm 1914 tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), trong một gia đình nghèo.

Trước khi sinh ra ông, gia đình ông từng sống du cư bằng ghe trên sông Bao Ngược[1]. Năm 1903, gia đình ông gặp một trận bão lớn cuốn hết cả gia tài và hai người con đầu.[2]

Sau trận bão đó, gia đình ông lưu lạc lên lập nghiệp ở vùng Tân Uyên. Thân phụ của ông là ông Huỳnh Văn Tờn, từng học võ và biết chữ Nho, sống bằng nghề đi săn, nhưng có lúc phải đi làm mướn (cưa gỗ) để sinh kế. Là một người khẳng khái, mặc dù chính quyền thực dân cấm, ông Tờn vẫn lén lút dạy võ cho thanh niên trong làng và từng được hương chức làng mời ra làm hương tuần[3] nhưng ông Tờn không nhận[2]. Thân mẫu ông là bà Đoàn Thị Hiển, sinh năm Canh Thìn (1880), làm nghề gánh hàng bán cau khô, vải, nước mắm, thường đi chợ Tân Uyên để mua hàng về bán cho các làng lân cận như Tân Hòa, Mỹ Lộc...[2]

Huỳnh Văn Nghệ là con thứ 7 trong gia đình nên còn gọi là Tám Nghệ[4]. Trừ 2 người đầu mất tích do bão lũ năm 1903, và người thứ ba và thứ sáu mất sớm, ông có một người anh thứ tư (Năm Thọ) và người chị thứ năm (Sáu Yển) và 2 người em út (Chín Lưỡng và Mười Mẫn). Như thông tục thời bấy giờ, ông còn được cha mẹ gọi là Ngộ hoặc Ngãi[5].

Tuy nhà nghèo, nhưng ông được hưởng một nền giáo dục rất tốt, được cha dạy dỗ về căn bản cả văn lẫn võ. Tuy nhà nghèo, nhưng ông được gia đình chăm lo ăn học đến nơi đến chốn. Ông được cho đi học bậc tiểu học tại làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên và học rất giỏi. Nhờ đó, năm 1928, sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học, ông đã giành được học bổng bậc trung học của Trường Petrus Ký. Sau khi lên [[Sài Gòn học ít lâu, cha ông tử nạn bởi bị rắn độc cắn. Toàn bộ gia đình ông trông nhờ vào người mẹ buôn bán nhỏ và người anh làm thầy giáo ở quê nhà.
[sửa] Bước đầu hoạt động cách mạng

Từ nhỏ, ông chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của gia đình. Khi học bậc trung học tại trường Petrus Ký tại Sài Gòn, ông thường xuyên có thái độ bài Pháp thực dân và có thể đã có những tiếp xúc đầu tiên với những người Cộng sản[6].

Sau khi tốt nghiệp với bằng Thành chung vào năm 1932, ông vào làm công chức tại Sở Hỏa xa Đông Dương (Sài Gòn). Thời gian này, ông được các cán bộ Cộng sản vận động, tham gia phong trào Đông Dương Đại hội vào năm 1936, một phong trào vận động thu thập dân nguyện đề nghị cải cách với chính quyền thực dân Pháp, bắt đầu hoạt động làm thơ, viết báo (tiếng Việt, tiếng Pháp) đăng trên các báo ở Sài Gòn. Năm 1937, ông được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất.

Năm 1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra và bị chính quyền thực dân đàn áp khốc liệt. Vì là một đảng viên bí mật hoạt động công khai, nên thân phận của ông không bị bại lộ. Nhưng do việc thường xuyên tiếp tế cho một bộ phận nghĩa quân rút về lập căn cứ ở Tân Uyên, năm 1942, ông bị phát hiện và bị truy bắt. May mắn là ông kịp đào thoát sang Thái Lan. Tại đây, ông hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước, tổ chức xuất bản tờ báo Hồn cố hương, kêu gọi Việt kiều bào hướng về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng.
[sửa] Hoạt động quân sự

Năm 1944, ông trở về nước bắt liên lạc với Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được giao lập khu nghĩa quân Đất Cuốc tại quê hương Tân Uyên, Biên Hòa. Tháng 7 năm 1945, lần thứ hai ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám, trực tiếp chỉ huy bắt sống tỉnh trưởng và cảnh sát trưởng tỉnh Biên Hòa. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng Giải phóng quân Biên Hòa, cố vấn cho Ủy ban kháng chiến miền Đông. Chính quyền cách mạng giao cho ông trọng trách mang hơn 10 vạn đồng (tiền Đông Dương) qua Campuchia mua vũ khí về phục vụ cách mạng nhưng hai kẻ môi giới cầm tiền đã bỏ trốn, khiến ông không hoàn thành nhiệm vụ. Sau này hai kẻ môi giới lừa bịp đã bị bắt.

Cuối tháng 9 năm 1945, Sài Gòn bị Pháp chiếm, trạng sư Dương Văn Giáo, “lãnh tụ” Việt Nam phục quốc đồng minh hội, đứng ra thành lập chính phủ “Nam Kỳ Cộng hòa quốc” phục vụ cho thực dân Pháp. Huỳnh Văn Nghệ đã trực tiếp tham gia bắt sống Dương Văn Giáo.

Tháng 5 năm 1946, Tư lệnh Nam Bộ Nguyễn Bình phong cho Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 10 Huỳnh Văn Nghệ làm Khu bộ phó Khu 7(lúc này, Bảy Viễn là khu bộ trưởng khu 7, miền Đông Nam Bộ, một trong 3 khu quân sự-hành chính ở Nam Bộ). Sau này ông được thăng chức Khu trưởng Khu 7 kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu 7(Bảy Viễn[cần dẫn nguồn] được thăng chức lớn, nhưng không nhận, và gia nhập hàng ngũ tay sai của Pháp). Ông đã chỉ huy nhiều trận đánh nổi tiếng với bí danh Tám Nghệ.

Năm 1953, ông được cử ra Bắc học tập và tiếp tục công tác trong Quân đội với hàm Thượng tá, chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quân huấn thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam.
[sửa] Chuyển sang ngạch dân sự

Rời quân đội, Huỳnh Văn Nghệ chuyển sang làm Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965, ông về miền Nam tham gia chống Mỹ, làm Phó ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam.

Sau khi đất nước thống nhất, ông là Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp (về sau hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ông lâm bệnh và mất tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 3 năm 1977.
[sửa] "Thi tướng"

Không chỉ là một chỉ huy quân sự tài ba, ông còn là một nhà thơ có những vần thơ in đậm trong tâm trí người đọc. Đồng đội và nhân dân miền Nam gọi ông là "Thi tướng rừng xanh".

Ở Huỳnh Văn Nghệ nhiệm vụ chiến sĩ và sứ mệnh thi sĩ đã hoà quyện với nhau, như chính lời ông viết:

Tôi là người lăn lóc giữa đường trần,
Không phân biệt lúc mài gươm múa bút.
Đời chiến sĩ máu hoà lệ, mực
Còn yêu thương là chiến đấu không thôi
Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi
Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác.
Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát,
Lòng ta say chiến trận đến thành thơ…

Thơ của ông giản dị mà gần gũi, đầy cảm hứng mà sâu sắc, hồn nhiên mà xúc động. Bài thơ Nhớ Bắc của ông làm tại Chiến khu Đ năm 1946 với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng:

Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

(Câu cuối có một số bản chép là "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long". Tuy nhiên sau này đã được đính chính lại đúng nguyên tác là "trời Nam").

Bài thơ kết thúc bằng 4 câu mang nặng tình với đất nước:

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta.

Gần 50 bài thơ của ông đã được chọn in trong tập Thơ văn Huỳnh Văn Nghệ, NXB Đồng Nai, 1998. Ngoài ra ông còn viết truyện ký, tự truyện được tập hợp trong hai tập sách Quê hương rừng thẳm sông dài và Những ngày sóng gió.

Tháng 12 năm 2006, các tập thơ Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Đầu năm 2007, tỉnh Bình Dương phối hợp với tỉnh Đồng Nai và Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Huỳnh văn nghệ - Cuộc đời và sự nghiệp tại Nhà Lưu niệm Huỳnh Văn Nghệ, thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Tại thị xã Thủ Dầu Một, có một con đường mang tên Huỳnh Văn Nghệ. Và cũng để tưởng nhớ công lao của một vị tướng - một nhà thơ và ở thành phố Biên Hòa cũng có con đương mang tên ông, tỉnh Bình Dương đã quyết định thành lập Giải thưởng văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ của tỉnh Bình Dương.

Cuộc đời ông cũng được hãng TFS dựng thành phim truyền hình 37 tập "Vó ngựa trời Nam", do Nghệ sĩ ưu tú Lê Cung Bắc làm đạo diễn và các diễn viên Huỳnh Đông vai Huỳnh Văn Nghệ, Lê Phương vai Nhàn, Bé Cường vai Huỳnh Văn Nghệ lúc nhỏ, Tấn Hưng vai Tám Phát, Thạch Kim Long vai Chín Quỳ. Phim được dàn dựng từ năm 2007 và công chiếu vào tháng 3 năm 2010, nhận được một số lời khen ngợi.

Không lâu sau đó, ngày 17 tháng 4 năm 2010, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
[sửa] Gia đình

Ông lấy vợ tên là Đoàn Thị Nhạn (1915-1988), có tất cả 9 người con. Hai người con đầu mất sớm. Người thứ ba là bà Huỳnh Xuân Lan, mất năm 2007, nguyên là Phó TGĐ Tổng Công ty xây dựng số 1. Người thứ tư là bà Huỳnh Thu Cúc, giảng viên đại học Bách Khoa. Người thứ năm là bà Huỳnh Thu Nguyệt, nguyên là kế toán trưởng. Người thứ sáu là ông Huỳnh Văn Nam, TGĐ Đài Truyền Hình TP.HCM (8/2002-3/2011/). Người thứ bảy mất sớm. Người thứ tám là bà Huỳnh Thị Sông Bé. Người con út là bà Huỳnh Thị Thành, hiện là trưởng khoa Vật lý Đo lường, Viện Kiểm Nghiệm Thuốc TP.HCM.
Về Đầu Trang Go down
https://vanhoatuoitre.forum-viet.com
 

Huỳnh Văn Nghệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Nghệ sỹ Hoài Linh
» GIÁO SƯ CANADA GỐC VIỆT HUỲNH HỮU TUỆ
» Tiến sĩ Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn: Cốt cách mới quan trọng
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
vanhoatuoitre :: Chuyên mục: tìm hiểu về những người có công trong lịch sử và nổi tiếng trên thế giới :: Tìm hiểu về nhân vật lịch sử Việt Nam-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất