Tiểu sử
Sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Tý (24-5-1912) taị làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Thạch Thất thuộc địa phận thành phố Hà Nội). Khi còn bé, sức khoẻ của ông không được tốt, do vậy được gia đình cho theo học võ (tên tuổi và môn võ của các vị thầy này chưa được môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo công bố), mục đích ban đầu là để ông có sức khoẻ tốt. Nhưng do tố chất tốt, lại sinh gia trong một vùng quê có truyền thống thượng võ (vùng này có rất nhiều sới vật nổi tiếng). Sáng tổ Nguyễn Lộc là con trưởng trong một gia đình có 5 anh em gồm: Nguyễn Thị Thái, Nguyễn Dần, Nguyễn Hải và Nguyễn Thị Bích Hà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hòa. Xã Hữu Bằng là một địa phương nổi tiếng về buôn bán, thương mại trong cả nước từ xa xưa và gia đình nhà Nguyễn Lộc làm ăn buôn bán lâu đời tại đây. Nhưng sau này vì kế sinh nhai, gia đình nhà Nguyễn Lộc chuyển ra lập nghiệp, sinh sống tại chợ Hôm (Hà Nội). Khi Nguyễn Lộc đến tuổi đi học, ông bố đã nhờ một vị võ sư khai tâm cho những thế võ, vật dân tộc để phòng thân và rèn luyện sức khỏe (tên tuổi và môn võ của vị võ sư này cũng chưa được môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo tiết lộ). Tiếp xúc với võ thuật từ tấm bé, đến lúc lớn lên võ thuật như đã ngấm vào máu thịt và trở thành niềm đam mê của chàng thanh niên Nguyễn Lộc vll gllw f
[sửa] Cuộc đời võ nghiệp
Sau một thời gian dài rèn luyện nhiều môn võ. Ông đã nghiên cứu, phân tích đặc điểm kỹ thuật của từng môn võ, đặc biệt là các môn võ và vật cổ truyền Việt Nam, để đi tới sáng tạo một hệ thống kỹ thuật võ học mới với tên gọi buổi đầu là Võ Việt Nam (Còn được gọi là Việt võ đạo). Một môn sinh Võ Việt Nam với tư cách cá nhân có thể rất hiền lành, nhã nhặn, song khi bắt buộc mang danh nghĩa dân tộc và môn phái chiến đấu với ai thì chỉ có thể hoặc chiến thắng vinh quang hoặc chết vẻ vang chứ không chịu làm nhục quốc thể và tổn thương danh dự môn phái. Với luận cứ đó, ông đã lấy môn vật và võ cổ truyền Việt Nam làm nòng cốt, khai thác mọi tinh hoa võ thuật đã có trên thế giới để sáng tạo thành môn phái riêng đạt tên là Võ Việt Nam. Cuộc nghiên cứu hoàn tất. Ông bí mật đem Vovinam ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi vào năm 1938.
Năm 1938, môn võ này bắt đầu truyền thụ tại Hà Nội, do võ sư Nguyễn Lộc đích thân huấn luyện. Đúng một năm sau, môn võ đã được nhiều giới biết tới. Hội thân hữu Thể Dục Hà Nội chính thức mời võ sư Nguyễn Lộc cộng tác để mở các lớp dạy võ công khai.
Ngót một năm sau, mùa Thu 1939, ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mằt dân chúng tại Nhà hát lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thành công rực rỡ, nên bác sĩ Đặng Vũ Hỷ (Trưởng Hội Thân Hữu Thể Dục Thể Thao đương thời) mời ông cộng tác. Tổ chức những lớp dạy võ công khai cho thanh niên Hà Nội. Nhận lời mời, ông khai giảng lớp võ công khai đầu tiên vào mùa xuân 1940 tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội (École Normal). Lúc này, thể theo yêu cầu của đông đảo môn sinh, môn Võ Việt Nam được viết tắt là Vovinam để chuẩn bị cho việc sẽ truyền bá ra ngoài phạm vi biên giới Việt Nam. Sau đó nhiều lớp võ liên tiếp được mở ra. Môn sinh Vovinam thời đó rất tiến bộ nhờ phương pháp huấn luyện tinh vi và khoa học, nhớ tinh thần đạo đức dân tộc sáng chói của môn phái và nhất là nhờ ảnh hưởng trực tiếp cái gương uy vũ bất năng khuất của ông. Sự phát triển của Vovinam đã khiến nhà cầm quyền Pháp e ngại và đã ra lệnh cấm không cho võ sư Nguyễn Lộc dạy. Lệnh cấm này là một hàng rào chặn sự mở rộng môn phái nhưng lại có tác dụng thúc đẩy toàn thể môn sinh quyết tâm hơn trong ý hướng trường tồn môn phái. Các lớp võ bí mật vẫn được tổ chức và kéo dài hoạt động cho tới khi chế độ thực dân Pháp bị Nhật thay thế cai trị Việt Nam.
Ông đã từng nhận lời cộng tác với chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng cũng không ngăn cấm môn đệ tham gia hoạt động chính trị ái quốc với tư cách công dân. Các môn sinh Vovinam đã cộng tác với các đoàn thể ái quốc tổ chức các ngày Quốc Lễ: Giỗ tổ Hùng Vương, kỷ niệm Hai Bà Trưng, các công cuộc cứu tế xã hội trong chương trình cứu trợ nạn đói, triệt hạ tượng đồng tại các vườn hoa Paul Bert, Canh Nông v.v. tại Hà Nội. Đồng thời rất nhiều lớp võ tự vệ được mở ra ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Bưởi, Việt Nam Học Xá, sân tập Ấu Trĩ Viên, Bãi Septo, Bãi Nhà Đèn v.v.
Năm 1946, khi cuộc kháng chiến bùng nổ, Võ sư Nguyễn Lộc đã cùng một số môn sinh mở nhiều lớp huấn luyện võ thuật tại vùng Thạch Thất, tại trường Quân chính Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1 của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam) tại phường Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, và nhiều địa phương lân cận khác: Đan Phượng, Vĩnh Tường.
Tháng 8 năm 1948, võ sư Nguyễn Lộc trở lại Hà Nội tiếp tục mở lớp dạy võ.
Năm 1951, ông thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn và mở rộng việc truyền bá võ thuật qua các lớp võ đại chúng tại sân trường Hàng Than, Hà Nội.
Tháng 7 năm 1954, Ông vào Nam. Cùng một số đệ tử tâm huyết mở võ đường tại Sài Gòn. Ông còn có cử các võ sư môn đệ phụ trách huấn luyện võ thuật cho Hiến Binh Quốc Gia (của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa) tại Sài Gòn, Trung tâm Huấn luyện Hiến Binh Quốc Gia Thủ Đức (của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), các lớp võ cho Công binh (Quân lực Việt Nam Cộng Hòa).
Ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý, tức là ngày 30 tháng 4 năm 1960, Nguyễn Lộc từ trần tại Sài Gòn, lúc ông mới tròn 48 tuổi. Trước khi từ trần, ông trao quyền chưởng môn lại cho ông Lê Sáng.
Nhìn chung cuộc đời của Võ sư Nguyễn Lộc, người ta có thể tóm lại rằng "suốt cuộc đời, tận tụy hy sinh xây dựng nền võ đạo dân tộc" [cần dẫn nguồn].