Trước tiên phải nói tên thế võ hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn
thế sẽ học như: Khóa gỡ là gì. Chiến lược là gì. Các thế phản đòn tay,
đòn chân, học để làm gì….
Biểu diễn cho võ sinh xem 1 thế võ để có khái niệm bao quát về thế võ đó.
1. Giới thiệu, nói tên thế võ, đòn mới
Trước tiên phải nói tên thế võ hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn
thế sẽ học như: Khóa gỡ là gì. Chiến lược là gì, các thế phản đòn tay,
đòn chân, học để làm gì….
Biểu diễn cho võ sinh xem 1 thế võ để có khái niệm bao quát về thế võ đó.
2. Giải thích thế võ gồm có mấy động tác
Việc này tiến hành từng bước :
- Giới thiệu toàn bộ động tác.
- Yêu cầu làm động tác.
- Cách thức làm động tác.
Sau đó nhấn mạnh phần cơ bản, chủ yếu quyết định đến kết quả động tác. Khi giảng dạy cần chú trọng đến:
- Vị trí của chân đứng, thế đứng
- Sự vận động của cánh tay chân
- Sự chuyển động của cổ tay, bàn tay, chân trụ
- Hướng dẫn cách té ngã, chống đỡ an toàn đối với người chịu đòn
Chú ý, khi giải thích phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,nổi bật được
những điểm cần chú ý. Tránh giải thích dài dòng làm cho võ sinh ngồi
lâu để nghe. Để cho võ sinh ở trạng thái tĩnh trong giờ tập võ, là điểm
tối kỵ cần phải tránh. Dùng lời nói dễ hiểu, gần gủi trình độ người
tập, nhất là khi dùng lời chuyên môn.
3. Làm mẫu động tác
Huấn luyện viên làm mẩu động tác phải chính xác, rõ ràng, đẹp mắt,
đúng yếu lĩnh và kỹ thuật nhằm gây cho võ sinh hứng thú luyện tập, ấn
tượng sâu sắt vào ký ức để võ sinh dễ tiếp thu vào làm theo.
Có 2 cách làm mẫu :
- Làm mẫu toàn bộ động tác
- Làm mẫu từng phần, từng cử động, sau đó kết hợp lại, làm toàn bộ 1 lần rồi giải thích.
Vừa làm mẫu, vừa dẫn giải, là một biện pháp có hiệu quả cao trong giảng dạy động tác. Người làm mẫu có 2 vị trí để thị phạm :
- Đối diện
- Cùng chiều
Đối diện tức là huấn luyện viên quay mặt về hướng người tập, để
hướng dẫn cách này thuận tiện cho huấn luyện viên dễ quan sát và điều
khiển võ sinh. Với những động tác phức tạp thì nên hướng dẫn cùng
chiều, có nghĩa là quay lưng về võ sinh. Tập đến đâu, ôn đến đó, cứ như
thế mà hướng dẫn cả bài.
4. Điều khiển võ sinh tập theo khẩu lệnh
Sau khi huấn luyện viên làm mẫu động tác và giải thích xong, cho võ
sinh tập theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ chậm đến nhanh, vào đòn
chính xác. Sau đó mới té ngã, đội với những động tác khó, phức tạp thì
nên cho tập đi tập lại nhiều lần. Hô khẩu lệnh phải mạnh, dứt khoát.
Động tác nào còn yếu, HLV làm mẫu lại để người tập quan sát và hướng
dẫn cách khắc phục những cử động còn sai.
5. Kiểm tra và sửa chữa động tác sai
Trong quá trình giảng dạy và luyện tập thường xảy ra những thiếu
sót, làm động tác sai. Việc sửa chữa phải tiến hành từng bước, có trọng
điểm, điều trước tiên phải nguyên nhân thiếu sót đó, do phương pháp
huấn luyện, do trình độ người tập, hay do động tác phức tạp. Sau khi
tìm được nguyên nhân HLV phải sửa chửa ngay. Muốn tránh thiếu sót sai
lầm thì phải đảm bảo dạy đúng như chỉ dẫn, đúng chương trình :
- Tiến hành từng bước
- Từng bộ phận bài tập
- Ôn tập và củng cố dần dần
6. Biện pháp sửa chữa thiếu sót :
HLV phải đi lần lượt từng nhóm, từng người để uốn nắn động tác làm
sai. Có thể sửa chữa bằng lời, nói rõ những chỗ tập sai, có thể trực
tiếp uốn nắn từng võ sinh. Khi nào nhận thấy có một sai lầm chung HLV
chọn 1 em nào sai nhiều nhất, vừa sửa chữa vừa giải thích cho toàn thể
lớp:
- Giải thích, chỉ dẫn lại yêu cầu và cách làm động tác
- Làm mẫu lại động tác
- Yêu cầu làm lại động tác chính xác. Làm từ từ, từng bộ phận rồi đến tòan bộ
- Ôn tập nhiều lần
7. Kiểm tra :
Tùy theo mức độ tiếp thu của võ sinh, HLV có thể áp dụng phương pháp
kiểm tra chất lượng động tác bằng cách gọi một số người ra, lần lượt
biểu diễn 1 số động tác. Sau đó, phân tích chổ đúng, sai để đánh giá
việc thực hiện động tác.
Theo Võ sư Nguyễn Văn Chiếu